Nhân dịp ngày “Lương Thực Thế Giới – World Food Day 16.10” Ngân hàng thực phẩm Food Bank Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng thực phẩm toàn cầu GFN, Qũy Từ Thiện C.P Việt Nam và Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM (HUFI), tổ chức chuỗi chương trình Ngày hội Food Sharing Day - Hưởng ứng ngày lương thực thế giới - World Food Day 16.10 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuỗi hội thảo nhằm chia sẻ những vấn đề về an ninh thực phẩm trong, ngoài nước và chuỗi 53 Ngân hàng thực phẩm trên toàn cầu. Thực trạng gặp phải về vấn đề lãng phí tại các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp,.…
Sáng 15/10/2022, ngày thứ nhất của chuỗi sự kiện là Hội thảo chủ đề: Phát triển chuỗi cung ứng
thực phẩm bền vững: “Cơ
hội & thách thức” & Ra
mắt dự án
chia sẻ & chống lãng phí thực phẩm.
Đối tượng tham gia là Lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan, Đại diện các tổ chức quốc tế, Các hiệp hội ngành hàng nông nghiệp, Đại diện các doanh nghiệp, tổ chức C.P Group, Mondelez Kinh Đô, Unilever Việt Nam, Amcham, Thai Cham... các chuỗi siêu thị trên toàn quốc Big C, Mega Market,... Trường Đại Học, Cao Đẳng, Đại diện các Mái Ấm, Trường Tình Thương, Nhà Dưỡng Lão,... Một số cơ quan báo chí.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), 1/3 thực phẩm trên thế giới bị hư hỏng hoặc bỏ đi trong quá trình vận chuyển từ sản xuất đến tiêu thụ, gây thiệt hại đến 940 tỷ USD/năm.
Cũng theo một khảo sát khác do Electrolux thực hiện trên quy mô 4.000 hộ gia đình tại 8 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm, chỉ xếp sau Trung Quốc.
Ngày Lương thực Thế giới theo tôn chỉ “Hành động hôm nay, tương lai ngày mai – Cải thiện sản xuất, dinh dưỡng, môi trường và cuộc sống”, nhằm nâng cao nhận thức về nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi sang các hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng hiệu quả, đầy đủ, linh hoạt và bền vững hơn.
Mặc dù Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, song vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa và trước bối cảnh gia tăng do thách thức của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Trước trong và sau đại dịch Covid-19, Food Bank Việt Nam với vai trò hỗ trợ thực phẩm cho người yếu thế, chống lãng phí thực phẩm tại Việt Nam, bên cạnh đó Food bank Việt Nam còn đồng hành với các bộ, ban, ngành quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đề cao vai trò quan trọng của công nghệ số và đổi mới sáng tạo trong việc tăng hiệu quả, năng suất, an toàn thực phẩm. Đồng thời kết nối người sản xuất trực tiếp với người tiêu dùng; giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực thực phẩm, tạo khả năng phục hồi cao hơn cho chuỗi cung ứng nông sản. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền, thúc đẩy tiêu dùng xanh và bền vững - một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững.
Hội thảo chủ đề: Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững: “Cơ hội & thách thức”
Cơ hội phát triển chuỗi cung ứng từ doanh nghiệp đến người khó khăn
Chuỗi cung ứng là một quy trình quản lý khép kín từ nghiên cứu, phát triển sản phẩm, sản xuất, phân phối đến các hoạt động hậu cần. Trong nông nghiệp, hình thành chuỗi cung ứng có nghĩa là giữa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản có mối liên hệ khăng khít, thậm chí lệ thuộc lẫn nhau. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình chuỗi cung ứng đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp phải thường xuyên liên hệ, trao đổi với nhau, thậm chí là đoàn kết để bảo đảm quy trình đã lựa chọn. Theo đó, sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp. Bởi sản xuất theo mô hình này, nông dân sẽ không còn đơn độc, mà sẽ nhận được sự phối hợp và hỗ trợ từ doanh nghiệp trong quá trình canh tác, không còn lo lắng nhiều về bài toán được mùa rớt giá như lâu nay. Còn doanh nghiệp sẽ có vùng nguyên liệu ổn định nên có thể chủ động điều chỉnh chi phí sản xuất, cũng như giá thành sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, kiểm soát được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là hai yếu tố đang được người tiêu dùng ngày càng coi trọng, nên sản phẩm sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn, tiêu thụ dễ dàng hơn, từ đó giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Mà thông thường, khi doanh thu tăng thì doanh nghiệp sẽ bù đắp lại phần nào cho nông dân, nên tác động của phương thức này là rất lớn.
Các đại biểu tham gia Hội thảo phát biểu:
Ông Lê Thành Công - Chánh Văn Phòng Đảng Ủy Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn
Ông Nguyễn Tuấn Khởi - Chủ tịch Food Bank Việt Nam
Mr. Anil Viswanathan - Giám đốc Mondelez Kinh Đô Việt Nam
Dr. Craig A. Nemitz, Giám đốc Dịch vụ Global Foodbanking Network
Bà Lê Nhật Thùy - Chủ tịch Qũy hỗ trợ Từ thiện C.P, Phó TGĐ Cấp cao Công ty Cổ phần C.P Việt Nam
Thách thức trong việc xây dựng chuỗi cung ứng
Hiện nay, Đại dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến các phân khúc của chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Cùng với những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, một lần nữa, đại dịch COVID-19 lại là phép thử đối với nền nông nghiệp Việt Nam. Nông nghiệp Việt Nam không chỉ cần bảo đảm an ninh lương thực, dinh dưỡng cho người tiêu dùng và sinh kế của người dân trong nước, mà còn phải tiếp tục hội nhập mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là cơ hội mới do các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đem lại.
- Chuỗi cung ứng nông nghiệp còn rời rạc, vận hành kém hiệu quả
- Tỷ lệ tổn thất nông sản cao
- Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư
Ra mắt dự án Chia sẻ và Chống lãng phí Thực phẩm
FoodBank Việt Nam là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động như một trung tâm chứa thức ăn cho các tổ chức từ thiện và các nhóm cộng đồng nuôi dưỡng những người đói. Hướng đến xóa đói giảm nghèo nâng cao ý thức tiết kiệm và phòng chống lãng phí thực phẩm; hỗ trợ điều phối và kết nối nguồn thực phẩm; dự trữ thực phẩm để ứng phó kịp thời khi có tình huống khẩn cấp, thiên tai xảy ra.
Bắt đầu thí điểm tại TP.HCM, đến nay FoodBank Việt Nam đã mở rộng các FoodBank mini tại Hà Nội, Bến Tre,... Cung cấp suất ăn cho người đói và có nhu cầu, giảm thiểu số lượt người đói và chống lãng phí thực phẩm.
Food Bank Việt Nam với nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho hầu hết người đang cần tại Việt Nam theo cách hiệu quả nhất. Foodbank ước tính rằng lượng thực phẩm và hàng tạp hóa cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu trợ thực phẩm trên khắp Việt Nam là khoảng 31 triệu kg mỗi mỗi năm. Hiện nay, các tổ chức cứu trợ đói nghèo kết hợp của Việt Nam cung cấp khoảng 22 triệu kg, nghĩa là còn khoảng 9 triệu kg chưa đáp ứng được.
Nhằm hỗ trợ tối ưu cho người dân khó khăn và các khu vực vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, vùng chịu ảnh hưởng bởi bão lụt, thiên tai một cách nhanh chóng và kịp thời nhất, Food Bank Việt Nam tiếp tục cho ra mắt “Dự án chia sẻ & Chống Lãng Phí Thực Phẩm Food Share”.
Dự án chia sẻ & chống lãng phí thực phẩm Food Share hướng đến các hoạt động nâng cao ý thức tiết kiệm và phòng chống lãng phí thực phẩm; hỗ trợ kết nối, chia sẻ nguồn thực phẩm đồng thời đưa ra các giải pháp trong hệ thống cung ứng các sản phẩm nông nghiệp đến các doanh nghiệp qua đó góp phần hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần, dự trữ nguồn thực phẩm, ổn định sinh kế cho các đối tượng khó khăn, khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa, khu vực thiên tai lũ lụt, ứng phó kịp thời khi có tình huống khẩn cấp.Dự án chia sẻ & chống lãng phí thực phẩm Food Share là nơi kết nối đến với các doanh nghiệp, tổ chức, nhà phân phối có mong muốn trực tiếp hỗ trợ cho người khó khăn, vùng kinh tế chậm phát triển, hay khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Vì thế, Dự án chia sẻ & chống lãng phí thực phẩm sẽ cập nhật nhanh chóng, chi tiết khu vực có người khó khăn, khu vực vùng sâu vùng xa, vùng thiên tai lũ lụt, vùng đang cần hỗ trợ trên nền tảng mạng xã hội này,... Đồng thời, liên hệ đến các doanh nghiệp, công ty sản xuất, tổ chức, cá nhân,... trong chuỗi mạng lưới của Food Share tại các tỉnh/thành phố, muốn hỗ trợ, hỗ trợ giá thực phẩm cho người khó khăn, để mang đến thực phẩm cho đối tượng khó khăn một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng nơi, đúng đối tượng.
Để phát triển rộng hơn hệ thống các nơi cho và nơi nhận trên nền tảng mạng xã hội Food Share. Food Share liên tục làm việc với doanh nghiệp, các nhà bán sỉ, các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ, nông dân, đến với người khó khăn, khu vực khó khăn, những người chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, thiên tai, bão lũ hỗ trợ kịp thời từ nơi sản xuất đến nơi cần, từ người cho đến người nhận để cùng nhau vượt qua khó khăn, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần.
BTV/
CEO Việt
Tags:
xã hội
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
doanhnhanvadoisong@gmail.com